Bài tập nhóm quản trị chiến lược                GVHD: TS.Nguyễn Xuân Lãn

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP NHÓM MÔN

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

ÑEÀ TAØI:

     

 

 

        Giáo viên hướng dẫn   :        TS. Nguyễn Xuân Lãn

 Nhóm SVTH        :        Nhóm 05 lớp 06

  • Nguyễn Đức Phúc  33k08
  • Đỗ Minh Tuấn       34k08
  • Bùi Thị Hằng         34k02.2
  • Hà Tấn Tuấn         34k02.2

MỤC LỤC

I.GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN TCL:        

I.1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN:        

V.2. Đa dạng hóa :        

V.3. Chiến lược cải tổ hay tái cầu trúc :        

V.4. Chiến lược liên minh        

VIII.2. CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT        

VIII.3. CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ BÁN HÀNG :        

VIII.4. CHIẾN LƯỢC VỀ NGUỐN NHÂN LỰC        

PHẦN KẾT LUẬN        

I.GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN TCL:

        Thành lập vào năm 1981 tại Huệ Châu Trung Quốc, Tổng công ty TCL - chủ sở hữu hãng chế tạo TV màu lớn nhất thế giới của TCL-Thomson Electronics , và cũng là chủ sở hữu một hãng chế tạo sản phẩm truyền thông xách tay đẳng cấp thế giới - TCL Công nghệ Truyền thông, là một trong các tập đoàn điện tử tiêu dùng lớn nhất ở Trung Quốc. Với một tỷ lệ tăng trưởng phức hợp hằng năm 42.65% trong 12 năm từ các năm 1990, Tổng công ty TCL là một trong những doanh nghiệp Trung Quốc dẫn đầu về công nghệ thông tin ngày nay.

        Tổng công ty TCL bao gồm bốn bộ phận kinh doanh - đa phương tiện, truyền thông, thiết bị gia dụng và thiết bị điện tử.  Nó cũng có hai lĩnh vực kinh doanh trực thuộc: Bất động sản, đầu tư và dịch vụ vận tải.  TCL là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới của TV màn hình phẳng, đầu DVD, điều hòa không khí và điện thoại di động GSM, CDMA.

  1.  CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN:

  • Giai đoạn 1980-1984:

        Năm 1981, Hiệp hội Thiết bị gia dụng TTK, một liên doanh với nhà đầu tư từ Hồng Kông, được thành lập vào Huệ Châu, ở tỉnh Quảng Đông.  Một trong số 12 liên doanh đầu tiên tại Trung Quốc, nó chủ yếu là sản xuất băng.  Đó là công ty nhỏ mà hiện nay là Tập đoàn TCL khổng lồ, lợi nhuận hàng năm gần 30 tỷ nhân dân tệ, hoặc 3 tỷ euro. 

  • Giai đoạn 1985-1989:

        Năm 1985 TCL tiếp tục liên doanh với 1 số nhà đầu tư của Hồng Kông để thành lập Công ty TNHH Thiết bị Thông tin. Đến năm 1989 TCL là công ty đứng đầu về doanh số bán hàng điện thoại so với các công ty khác Trung Quốc và vị trí đó được TCL tiếp tục duy trì cho đến ngày nay.

  • Giai đoạn 1990-1994:

        Năm 1992 TCL ra mắt sản phẩm màn hình Tivi màu và đã rất thành công ở thị trường trong nước. Tiếp theo thành công đó năm 1993 TCL mở rộng sự hiện diện của mình vào thị trường linh kiện điện tử với việc thành lập công ty Điện gia dụng quốc tế TCL  có trụ sở ở Huệ Châu – Trung Quốc. TCL mở rộng sang thị trường Hồng Kông bằng việc thành lập công ty điện tử TCL qua đó là bàn đạp để TCL vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Nsăm 1994 TCL được xem là một trong những công ty tiên phong trong việc sản xuất các loại điện thoại không dây ở Trung Quốc.  Thương hiệu TCL trở nên phổ biến nhanh chóng trong thị trường Trung Quốc.

  • Giai đoạn 1995-1999:

        Năm 1996 Ông Li Dongsheng được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của TCL, ông là người có công rất lớn trong việc xây dựng và phát triển tập đoàn TCL. Năm 1997 cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á đã làm cho công ty bị thiệt hại rất lớn, lợi nhuận suy giảm đáng kể.  Để giảm thiệt hại do cuộc khảng hoảng tiền tệ năm 2007 và tăng lợi thế cạnh tranh TCL đã kí với ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc một hiệp định ủy quyền xuất khẩu trọn gói, trong đó ngân hàng sẽ hỗ trợ tài chính cho TCL giúp công ty có thể tăng khả năng cạnh tranh và xâm nhập các thị trường mới.

  • Giai đoạn 2000-2004:

        Năm 2002 TCL xếp thứ 6 trong số các thương hiệu giá trị nhất tại Trung Quốc với giá trị thương hiệu 18,8 tỉ RMB. Cùng năm này TCL đưa vào hoạt động nhà máy Schneider Electric tại Munich ( Đức). Đây là bước tạo đà quan trọng giúp TCL thâm nhập vào thị trường Nga và Châu Âu. Đến năm 2003 TCL thu mua và sáp nhập với hãng điện tử Thomson và Alcatel của Pháp đã góp phần đưa TCL trở thành một trong những thương hiệu có tính cạnh tranh trên toàn thế giới. Minh chứng cho điều đó là vào năm 2004 TCL được coi là một trong những công ty truyền hình màu lớn nhất thế giới.

  • Giai đoạn 2005-2010:

        Năm 2005 TCL đứng đầu thế giới về sản lượng TV được tiêu thụ, cũng  trong năm này TCL đã kí với tập đoàn Toshiba biên bản gi nhớ thành lập công ty chuyên sản xuất các thiết bị da dụng như tủ lạnh, máy giặt. Năm 2008 với mức tăng trưởng doanh số một cách ấn tượng (doanh số 6 tháng đầu năm 2008 của TCL lên đến 2,72 tỉ USD. Với gần 7 triệu chiếc TV trên toàn thế giới) TCL đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường TV LCD toàn cầu. Trong lĩnh vực TV CRT, hiện TCL đang chiếm 12,8% thị phần toàn cầu và là nhà sản xuất TV CRT có doanh số lớn thứ 2 trên thế giới. Năm 2010 TCL cho ra hàng loạt sản phẩm công nghệ cao với tính năng vượt trội như tivi LCD 3D, Health LED TV, góp phần vào việc gia tăng doanh số và lợi nhuận của TCL 1 cách đáng kể.

  1. THỊ TRƯỜNG:

        TCL cung cấp cho hơn 100 triệu người tiêu dùng trên khắp thế giới với các sản phẩm điện tử tiêu dùng như TV màu, điện thoại di động, điện thoại, máy tính, máy điều hoà không khí, tủ lạnh, và máy giặt.

        Công ty áp dụng chiến lược đa nhãn hàng , theo đó công ty quảng cáo sản phẩm của mình theo 4 nhãn hiệu khác nhau đó là : TCL, ROWA, THOMAS, RCA với mạng lưới bán hàng trên khắp thế giới. Được chia tùy theo đặc tính sản phẩm và theo tuyến địa lí, Công ty có 4 trung tâm linh doanh, đó là Trung Quốc, Bắc Mĩ, Châu Âu và các Thị trường mới nổi, và ba bộ phận kinh doanh đó là ROWA, Home Networking, và Home Imaging là một công ty mẹ niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hông Kông với các chi nhánh hoạt động trên khắp thế giới.

  1. SẢN PHẨM CÔNG TY:

  •    TV LED.
  •    LCD.                         
  • TV đèn hình.        
  • Máy lạnh.
  • Telephone, Mobile.
  • ADSL
  • Digital Camera.        
  • DVD.
  • Các sản phẩm gia dụng : tủ lạnh ,máy giặc, quạt,máy lọc không khí, nồi cơm điện,loa âm thanh…..
  • Led light.        

Trích nguồn www.TCL.vn

  1. VIỄN CẢNH VÀ SỨ MỆNH CỦA TCL:

  1. VIỄN CẢNH:

Liên tục đổi mới và tạo những bước nhảy vọt” – “Make the Leap through Constant Innovation”.

Tư tưởng cốt lõi:

                “Dám là người đầu tiên”

        Sự thịnh vượng của một đất nước dựa vào sự thịnh vượng của các doanh nghiệp quốc gia.  Được thành lập vào thời kì đầu của Trung Quốc trong giai đoạn cải cách và mở cửa, TCL là một nhà tiên phong.  Là một trong những doanh nghiệp toàn cầu hóa đầu tiên của Trung Quốc, TCL đã khám phá ra một con đường không được bước trước bởi các thương hiệu Trung Quốc, mà không có bản đồ hoặc tài liệu tham khảo.

  • Giá trị cốt lõi :
  • Năng lực thiết kế: Đảm bảo chất lượng cũng như khả năng tiếp thị đảm bảo cho TCL trở thành một trong những nhà sáng tạo và được tôn trọng trong các doanh nghiệp toàn cầu. Nhân viên: Sự tận tâm, chính trực, tinh thần làm việc theo nhóm và luôn học hỏi để đổi mới.
  • Tinh thần của công ty: Tính toàn vẹn và trách nhiệm, sự công bằng và công lý, cách mạng và đổi mới, sự thống nhất của kiến thức và thực hành, uy thế tối cao của công ty.
  • Mục đích cốt lõi: 

“Đổi mới để tồn tại”

 Nếu nỗ lực của TCL trong vài năm qua đã được xem như là một sự thích nghi thụ động bởi các tác động và thách thức của toàn cầu hóa, từ bây giờ, TCL chủ động lên kế hoạch cho mục tiêu phát triển quốc tế .  Điều này mới chỉ bắt đầu trong lịch sử, ban lãnh đạo công ty TCL cam kết xây dựng TCL thành một công ty cạnh tranh trên toàn cầu.

         Hình dung tương lai:

“Top 10 toàn cầu trong 10 năm

        Tổng công ty TCL theo đuổi tầm nhìn thế kỷ 21 nó trở thành công ty điện tử toàn cầu mà có thể làm cho khách hàng trên toàn thế giới hạnh phúc thông qua các sản phẩm sáng tạo kỹ thuật số và dịch vụ của mình. Hơn 10 năm sau, TCL cam kết không ngừng nâng cao năng lực toàn cầu, tăng cường đổi mới và sở hữu trí tuệ để trở thành một trong những doanh nghiệp sáng tạo và tôn trọng các doanh nghiệp toàn cầu.

  1. SỨ MỆNH:

“Tạo ra giá trị cho khách hàng, tạo cơ hội cho nhân viên, tạo ra lợi ích cho cổ đông và tham gia vào các trách nhiệm xã hội.”

To create value for our customers, create opportunities for employees, create benefits for shareholders and engage in corporate social responsibility”.

  • Nguyên tắc hướng dẫn:

        Danh tiếng của TCL được xây dựng trên chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình. TCL cam kết là công ty công nghệ kỹ thuật số của tương lai và đầu tư đáng kể vào sự phát triển tương ứng với nhu cầu thị trường.

  • Đối với khách hàng: TCL chú trọng mang lại các giá trị cho khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ tạo cho họ sự hài lòng cao nhất về sản phẩm.
  • Đối với nhân viên: TCL luôn quan tâm và tạo cho nhân viên cơ hội học tập, thăng tiến và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, cạnh tranh lành mạnh.
  • Đối với các cổ đông: Công ty cam kết đạt chỉ tiêu lợi nhuận và không ngừng thỏa mãn yêu cầu của các cổ đông về hiệu quả quản lý, điều hành.
  • Đối với cộng đồng: TCL không ngừng nổ lực tham gia các hoạt động xã hội, cam kết bảo vệ môi trường trong các hoạt động kinh doanh của mình, làm tốt nghĩa vụ của một công dân doanh nghiệp toàn cầu.
  1. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI:

  1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:

  1. Môi trường kinh tế

  • Tăng trưởng GDP:

Xu hướng GDP từ năm 1952 đến năm 2005 của Trung Quốc.

        Kể từ thực hiện cải cách mở cửa năm 1978, Trung Quốc đã thu được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế – xã hội. GDP tăng trưởng bình quân hàng năm của Trung Quốc đạt 9,8%. Thu nhập bình quân đầu người trong những năm gần đây đạt mức trung bình hơn 1.200 USD/năm. Tỉ lệ tiết kiệm tăng từ mức 39,2% năm 1990 lên mức 53,2 % vào năm 2008, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 12,2% tại Mỹ năm 2008. Chỉ trong 3 thập kỷ kể từ khi mở cửa cho đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đã vượt qua Anh, Pháp và Đức trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và mang lại cho các nước đang phát triển một tiếng nói lớn hơn tại Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

        Năm 2008, mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng tỉ lệ tăng trưởng GDP vẫn đạt 10%, vượt Đức trở thành nền kinh tế thứ 3 thế giới; FDI đạt hơn 860 tỷ USD; dự trữ ngoại tệ đạt 1.950 tỷ USD, cao nhất thế giới. Năm 2009, những giải pháp kích cầu của Trung Quốc, bao gồm cả gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỷ Nhân dân tệ được Chính phủ nước này công bố tháng 11 năm 2008, đã phát huy tác dụng. Trung Quốc tự hào vì đã đưa được khoảng nửa tỷ người ra khỏi tình trạng đói nghèo và đang dẫn dắt nền kinh tế trên đà tiếp tục phát triển. Một số chuyên gia kinh tế thậm chí còn dự báo Trung Quốc sẽ sớm bắt kịp Mỹ về mặt GDP, có thể chỉ cần tới năm 2020. GDP và thu nhập tăng sẽ nâng cao đời sống của người dân từ đó nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng điện tử sẽ có xu hướng tăng lên, tạo cơ hội cho các công ty điện tử trong việc mở rộng thị trường ,gia tăng lợi nhuận.

  • Tỷ giá hối đoái :

        Trung Quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái trên cơ sở định giá tỷ giá hối đoái thấp thực tế giữa đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ khác đặc biệt với đồng đô la Mỹ để tạo lợi thế thương mại ngắn hạn. Vào những năm 1980 tỷ giá giữa ñồng nhân dân tệ và đô la Mỹ đứng ở tỷ lệ 1 USD= 2 RMB, năm 1994, Trung Quốc đã phá giá mạnh đồng nhân dân tệ để đạt tới tỷ giá 1 USD = 8.5 RMB và tỷ giá mới này ñược giữ gần như cố định trong giai đoạn 1995-2005. Tỷ giá giữađồng đô la Mỹ và  Nhân dân tệ vào thời điểm này là 1 USD = 8.27 RMB        .Tỷ giá thấp giúp tạo thuận cho các doanh nghiệp trung Quốc trong việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khác ,trong đó có các công ty điện tử.Hàng điện tử của các công ty Trung Quốc có lợi thế về giá hơn so với hàng của các công ty đến từ các nước khác.

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế

  • Lạm phát:

 Tỷ lệ lạm phát (CPI, 2007) 4,8% . Tỷ lệ lạm phát thấp giúp đời sống người dân ổn định tạo điều kiện để các sản phẩm điện tử được tiêu dùng nhiều hơn.

  1. Môi trường nhân khẩu học:

        Trung Quốc có diện tích 9.571.300 km² gấp 29 lần diện tích Việt Nam. Từ Bắc sang Nam có chiều dài là 4000 km, từ Tây sang Đông là 5000 km, có đường biên giới với 14 quốc gia và lãnh thổ.

        Số dân nước này đã là 1.306,28 triệu người. Trung bình mỗi năm dân số Trung Quốc tăng 0,63%. Mật độ dân số khoảng (136người/km2). Tỷ lệ nam giới ở Trung Quốc chiếm 51,53% số dân. Phụ nữ chiếm 48,47%. Tỷ lệ dân thành thị và nông thôn lần lượt là 42,99% và 57,01%.

Hiện nay Trung Quốc có gần 800 triệu lao động trong đó 68 triệu lao động có bằng đại học. Lực lượng lao động Trung Quốc được xem là có nhiều tiến bộ trong những năm vừa qua, những tiến bộ đó đã nâng cao năng lực sản xuất. Người lao động được đào tạo tốt và có trình độ cao, rất nhiều cán bộ quản lý cấp cao và nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm quốc tế.  Môi trường có nền khoa học phát triển và đầy kỹ năng sáng tạo của đã sản sinh ra những chuyên gia tầm cỡ thế giới trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. → điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng như lĩnh vực điện tử gia dụng.

        Trung Quốc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ được phép đẻ một con. Sau nhiều năm thực hiện, những hậu quả của chính sách này dần dần hiện rõ, theo dự đoán của một số nhà nhân khẩu học thì bắt đầu từ năm 2012 nguy cơ về dân số trung Quốc sẽ bộc lộ toàn diện:

        Dân số Trung Quốc già nhanh, Tổng số sức lao động từ 15-64 tuổi bắt đầu giảm , trong đó sức lao động ở độ tuổi 19-22 giảm mạnh. Năm 2008 số người trên 65 tuổi ở trung Quốc đã là 110 triệu, bằng 23% thế giới và 38% châu Á. Dự kiến đến năm 2015 số người cao tuổi sẽ vượt qua mốc 200 triệu và đến năm 2020 số người ở tuổi nói trên của Trung Quốc sẽ chiếm 11,92% dân số, so với năm 2000 tăng 4,96%. Trung Quốc đang đứng trước nhiều thách thức là những gánh nặng về chính sách phúc lợi cho người già. Số người trong độ tuổi lao động giảm xuống → gây ra những khó khăn cho nền kinh tế, thách thức về nguồn lao động cho tương lai.

  1. Môi trường văn hóa xã hội:

Trung Quốc là 1 đất nước rộng lớn, với những vùng sa mạc rộng lớn,  những thảo nguyên bát ngát, những ngôi nhà cùng với những khu vườn hoa rực rỡ, những thành phố hiện đại. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển.

Văn hóa truyền thống Trung Quốc bao gồm các vùng lãnh thổ địa lý rộng lớn, nơi mỗi khu vực thường được chia thành các nền văn hóa khác biệt.Trung Quốc là một xã hội đa ngữ, đa văn hoá với lực lượng lao động dồi dào, được đào tạo đầy đủ, có tay nghề cao.

Theo Trung tâm Thông tin Mạng Trung Quốc (CNNIC), cư dân mạng của nước này tăng tới 23,4% so với năm trước, đạt con số 137 triệu người, chiếm 10% của đất nước 1,3 tỉ dân. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích sử dụng Internet cho các lĩnh vực giáo dục và kinh doanh, giá máy vi tính rẻ và sự phát triển mạnh mẽ của mạng không dây cũng là lý do khiến số người sử dụng Tnternet của Trung Quốc tăng nhanh. Trung Quốc hiện có 461 triệu người sử dụng ĐTDĐ với khoảng 17 triệu người online qua ĐTDĐ và con số này ngày càng tăng.➔ đây thật sự là một thị trường lớn cho các công ty điện tử và viễn thông tham gia vào.

  1. Môi trường công nghệ:

        Kể từ khi mở cửa với thế giới, khoa học và công nghệ Trung Quốc đã có những phát triển đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa bằng các nước hàng đầu trên thế giới như Mỹ ,Nhật Bản…

Trung Quốc đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D) với nguồn kinh phí tăng 20% qua mỗi năm , trở thành một trong những nhà đầu tư cao nhất thế giới trong hoạt động R & D. Trung Quốc chú trọng vào các lĩnh vực internet , công nghệ 3G , và các sản phẩm kĩ thuật số như máy ảnh kĩ thuật số máy chơi game ,máy MP3. Nhiều công ty Trung Quốc đã trở thành hãng sản xuất hàng đầu thế giới về các thiết bị điện tử, chẳng hạn như TV màu, DVD, và điện thoại di động.

        Trung Quốc đã thông báo kế hoạch đầu tư 62,8 tỷ nhân dân tệ (gần 9,5 tỷ USD) từ nay đến hết năm 2010 để thúc đẩy phát triển và tạo các bước đột phá trong các ngành công nghệ then chốt. Chương trình bao gồm các dự án chế tạo máy bay và các thiết bị điều khiển số hiện đại, phát triển hệ thống thông tin điện thoại không dây băng rộng thế hệ mới, sản xuất phần mềm và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

➔Chính phủ Trung Quốc hy vọng chương trình đầu tư phát triển công nghệ này sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu của thị trường nội địa, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định của Trung Quốc. ➔ Môi trường thuận lợi cho các hãng điện tử thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.

  1. Môi trường chính trị:

  • Luật chống độc quyền:

        Luật có hiệu lực từ ngày 1-8-2008. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài nếu muốn sáp nhập hoặc mua các công ty Trung Quốc phải qua hai khâu kiểm tra về chống độc quyền và an ninh quốc gia của Trung Quốc.

➔Kiểm soát nghiêm ngặt về cạnh tranh, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp và tăng cường quản lý thị trường trong nước tránh sự thâu tóm của các tập đoàn nước ngoài. Vd. Samsung hay Nokia………

  • Luật Thuế:

        Thuế là nguồn thu quan trọng nhất của Trung Quốc. Năm 2007 Trung Quốc đã thu thuế hơn 4.940 tỷ nhân dân tệ (670 tỷ đôla Mỹ). Theo hệ thống hiện hành, Trung Quốc có 26 loại thuế, tuỳ theo tính chất và chức năng chúng có thể phân ra thành 8 nhóm:

  • Thuế doanh thu: gồm 3 loại thuế, thuế GTGT, thuế tiêu thụ và thuế kinh doanh. Các loại thuế này được đánh trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ.
  • Thuế thu nhập
  • Thuế tài nguyên
  • Thuế cho những mục đích đặc biệt.
  • Thuế tài sản: bao gồm thuế nhà, thuế bất động sản đô thị và thuế thừa kế (loại thuế thừa kế này chưa được áp dụng).
  • Thuế hành vi- Thuế nông nghiệp: gồm thuế nông nghiệp và thuế chăn nuôi.
  • Thuế xuất nhập khẩu: đánh vào hàng hoá xuất, nhập khẩu vào lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt.
Join now!

➔ Tạo 1 khoản thu quan trọng cho chính phủ và góp phần kiểm soát chặt chẻ hoạt động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

  • Chính sách giáo dục:

        Trung Quốc vừa thông qua một dự án cải tổ giáo dục hứa hẹn sẽ chi nhiều ngân sách hơn, dành cho nhiều đối tượng, thu hút nhiều sinh viên nước ngoài và nâng cao chất lượng đào tạo. Ưu tiên cho phát triển giáo dục nông thôn.

  • Kế hoạch phát triển và cải cách giáo dục quốc gia trung và dài hạn (2010-2020) dự kiến đến 2012 ...

This is a preview of the whole essay