HOA  XƯƠNG  RỒNG---1./ Gia thế cô Út Hết. Trong làng không ai biết tên thật của cô là gì. Người ta chỉ quen gọi cô là cô Út Hết, như ba má cô, ông bà Mười đã gọi thế . Và mọi người cũng gọi thế. Cũng không ai thắc mắc hay bận tâm tìm hiểu dù đời sống cô Út cũng một thời là đề tài cho mọi người xì xầm bàn tán. Dường như trong cái dáng vẻ tưởng chừng như êm đềm mộc mạc của thôn làng thì mọi sự rồi có thể sẽ hòa tan mất hút….Nhưng không. Chỉ cần một xao động nhỏ nhoi trên mặt hồ tĩnh lặng là sóng cuộn sẽ nổi lên…Dềnh khắp. Sóng không hiền hòa như nước tĩnh yên. Mà sóng đôi khi biến thành cơn bão, sẵn sàng cuốn phăng đi những phần đời đen bạc…. Ông Mười, cha cô là con trai Út nhưng người trong làng không gọi ông là ông Út vì ông có người em gái mới sinh ra  đã chết vì thai thiếu tháng. Theo tập tục người Nam thì con trai Út sẽ hưởng phần hương hỏa và phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già. Lâu quá người ta cũng không nhớ tên ông là gì chỉ biết là ông thứ mười và ông được gọi là ông Mười. Ông có 12 người con cả thảy. Khác với người đời thường nghĩ, hể đặng” hào con thì mất hào cùa”…Đàng nầy ông đặng cả hai, bạn cố cựu thâm giao thường gọi đùa là ông có chục con nhưng là “ chục  có đầu”.  Hiềm có điều là lớn lên con cái tứ tán hết. Cô con gái đầu hiền, bản tính yếu đuối,có chồng theo kháng chiến sau được tin mất tích và theo sự sắp xếp của ông Mười, cô bồng con về nương tựa với gia đình đứa em trai lớn là cậu Bảy, là người làm việc có chức phận nơi thành phố, thủ phận vú em chăm sóc mọi việc trong nhà cho cô em dâu khó tính nhưng khéo được chồng vị nể. Cô Ba kế là người đàn bà tính tình quắc thước ngay thẳng có tay làm giàu nhờ buôn bán cũng theo chồng về thủ đô sinh sống . Người thứ tư và thứ năm đã chết khi được vài tuổi vì bệnh đậu mủa bộc phát khắp thôn làng. Người con trai thứ sáu là người “trọng nghĩa khinh tài”,tính tình rất phóng khoáng không thích công danh ràng buộc chỉ muốn ngao du sông nước với bạn hữu thâm tình. Cậu là người có tài nhưng bỏ học nửa chừng đi lang bạc kỳ hồ và sau cùng về thành phố an cư lập nghiệp. Cô thứ tám dẫn theo người người em trai thứ chín vào bưng mất dạng. Người trai lớn thứ mười còn có tên gọi là Út Rớt, được nuôi ăn học ở tỉnh sau được bổ làm phó Quận ở miền tây, có công giữ được quận hạt an ổn trong thời binh biến được cấp trên sũng ái nên đã  lập nghiệp luôn nơi quê vợ. Người thứ mười một là cậu Út Còn, tốt nghiệp sĩ quan và  đã tử trận ở tuổi thanh xuân. Người thứ mười hai là cô Út Nữa, là một người đàn bà rất đảm đang và xốc vác, lấy chồng ở quận xa nhưng cùng tỉnh. Rất khá giã, xây dựng cả “giang sang nhà chồng” rất ít khi về thăm cha mẹ vì bận quán xuyến trong ngoài. Chỉ còn lại đơn độc có mình cô út Hết là cam phận lỡ làng. Dù cô cũng được đôi ba đám ghắm ghé trầu cau và nghe đâu cũng có vài mối tình nên thơ khi còn ở tuổi xuân thì.     Nhìn vào thì gia đình ông Mười là một gia đình bề thế ở làng vì ông là người có sở học cao và có uy tín lớn trong làng nước.  Người ta đồn đoán là giòng họ ông có của cải ngầm với bao huyền thoại rực rỡ được thêu dệt chung quanh. Con cái được chăm lo cho ăn học tới nơi tới chốn, không phải ở trường làng mà học ngoài Huyện và lên tỉnh hoặc chuyển về  Saigon. Ai cũng mong ước được như gia đình ông là con cái nên danh yên phận, học hành chức tước rỡ ràng. Nhưng không ai nghe được nỗi đau trong lòng người cha già như cây cổ thụ  chơ vơ cùng năm tháng, lặng nhìn những chiếc lá xanh tản tác muôn nơi với ước mơ duy nhất là có đứa sẽ giống mình, khi mỏi gối chồn chân sẽ về đây lập nghiệp tại thôn làng nầy, phần đất linh thiêng của giòng họ ông đã khai phá và trụ lại bao đời ….  Nhưng ông. Ông cũng đâu nghe được tiếng trăn trở của những giòng sông nhỏ quanh ông? Nước khi nào cũng muốn bươn xa lìa đất…Sóng cuốn nước phăng tới trước chứ đâu muốn quay lui ? Phần đất linh thiêng của tổ tiên là quá khứ.  Là cái bóng là sự dừng chân ngơi nghỉ. Còn con nước phải xuôi đi, trèo đổ, xoi mòn hay vun đắp!…Và không bao giờ mong muốn nghỉ ngừng.    2./ Nỗi lòng người Mẹ.                                                                                                                                                             &a mp;n bsp;    Là Là mẹ, bà Mười như cái bóng, bên chồng. Lặng lẽ. Mỗi ngày cơ hồ như chùn xuống nhỏ bé hơn khi đôi vai căng ra thêm lớn với nỗi đau bất tận. Những đứa con bứt nôi quá sớm,…”Tổ quốc ghi công”  cũng như “Gia đình liệt sĩ” là vết thương sâu thẳm trong cõi lòng người mẹ chưa nhìn rõ mặt đứa con ở những ngày mới lớn. Bà không sao quên được cô Tám và thằng Chín, trọ học ở tỉnh sau nhiều đêm học tập chính trị đã được tổ chức tỉnh-đoàn lùa
Join now!
đưa vào bưng gia nhập đoàn quân du kích. Người mẹ thấp thỏm và già nua khi mỗi ngày đêm khấn van cùng trời đất cho những đứa con có tin tức về nhà. Một đêm. Chó sủa trăng vằng vặc khi bóng du kích thấp thoáng ngoài bờ tre kẻo kẹt… cậu Chín về thăm ông bà Mười. Cha con lặng lẽ nhìn nhau, không nói. Ông Mười ngồi sửng nơi chiếc bàn như pho tượng cổ hom hem, bất động. Đứa con trai được tiếng là thư sinh bạch diện giờ đây đã rắn rỏi gió sương. Bà ...

This is a preview of the whole essay